Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 9 có sao không?

Đa số các bà mẹ bị đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 9 đều cảm thấy rất lo lắng không biết là có sao không có nguy hiểm không hay có phải là dấu hiệu sắp sinh hay không? Tuy nhiên đây là một triệu chứng rất bình thường trừ những trường hợp đặc biệt đau nhiều và cường độ dữ dội thì mới đáng chú ý.

Khi phụ nữ mang thai đến tháng thứ 9 cơ thể thay đổi rất nhiều bé trong bụng cũng lớn nhanh vì thế có nhiều hiện tượng triệu chứng bất thường như: chuột rút, phù chân khi mang thai tháng thứ 9, tiêu chảy, mất ngủ, hệ miễn dịch yếu dễ bị cảm cúm. Đau bụng dưới cũng là một trong những dấu hiệu bình thường do sự thay đổi nhanh của mẹ và bé nên bà bầu không cần quá lo.

Tháng cuối cùng của thai kỳ, thai nhi phát triển rất nhanh vể cả thể chất lẫn trí não, kích thước bé to dần dẫn đến tình trạng chèn ép các cơ quan nội tạng khác của mẹ bé đã biết cử động, đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến mẹ thường xuyên bị đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 9.

Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 9 có nguy hiểm không?

Một số trường hợp đau bụng với tần suất quá nhiều và dày đặc lặp lại hơn 10 lần/ ngày thì bụng bầu đang thật sự có vấn đề. Đặc biệt đau bụng dưới kèm theo dấu hiệu chảy máu âm đạo là trường hợp đặc biệt nghiêm trọng đây là dấu hiệu sắp sinh hoặc đang có một vấn đề nghiêm trọng nào đó cần đến bệnh viện ngay lập tức. Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 9 kèm theo chảy máu âm đạo có thể nằm trong một số trường hợp sau.

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Trong suốt thời kỳ mang thai và đặc biệt là tháng cuối bà bầu thường bị nhiễm trùng đường tiết niệu, khi mắc phải sẽ có dấu hiệu đau bụng dưới, đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít, nóng rát khi đi tiểu và nước tiểu có mùi lạ.

  • Sảy thai:Dấu hiệu nhận biết dù đang nghỉ ngơi không vận động hay va chạm mạnh nhưng bụng liên tục đau nhói, gò cứng thậm chí xuất hiện máu đông chảy ra.
  • Nhau bong sớm: Bình thường nhau thai sẽ bong ra khỏi cơ thể ngay sau khi thai nhi sinh ra. Tuy nhiên trường hợp này nhau bong sớm trong bụng trước khi sinh. Đây là hiện tượng rất nguy hiểm cho mẹ và cả bé. Dấu hiệu để nhận biết là cơn đau đột ngột dữ dội kèm theo ra máu nhiều.

Những trường hợp nguy hiểm khi đau bụng dưới tháng thứ 9

Mang thai tháng thứ 9 xuất hiện những cơn đau bụng là rất bình thường. nhưng có những trường hợp đặc biệt khá nghiêm trọng cần đến các trung tâm y tế ngay nếu thấy có những cơn đau bất thường và dữ dội. Sản phụ nên chú ý kỹ nhưỡng trường hợp trên để nhận biết sớm không nên chủ quan.

Để hạn chế đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 9 cần chú ý

  • Không nên quan hệ tình dục trong tháng cuối thai kỳ:khi quan hệ có thể làm tác động đến thai nhi và đặc biệt trong tinh trùng có chứa prostaglandin một loại chất có thể tác dụng với một số loại hormone khác gây co bóp và gây sinh non.

  • Đi đứng sinh hoạt nhẹ nhàng tránh tác động đến bé, bị đau bụng dưới cần nghỉ ngơi để giảm bớt và chờ cơn đau qua đi.
  • Mẹ bầu thường xuyên thay đổi tư thế để máu lưu thông tốt tuy nhiên cũng cần chú ý tránh tư thế ngồi dậy đột ngột khi đang nằm trên giường hoặc trên ghế, gây áp lực lên cơ bụng dưới tạo sức ép cho thai nhi. Tốt nhất là mẹ bầu dùng tay làm điểm tựa, nghiêng người và dậy từ từ.
  • Đi lại 1 cách nhẹ nhàng 20-30 phút mỗi ngày tốt cho bà bầu vừa giúp máu lưu thông vuầ thư giản giảm căng thẳng stress.

Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 9 là bình thường

Giai doạn mang thai tháng cuối tâm lý các bà mẹ vừa mừng lại vừa lo. Mừng sắp bước qua khỏi gian đoạn mang thai con sắp chào đời. Lo lắng vì xuất hiện những thay đổi của cơ thể và những triệu chứng mà bà bầu thường gặp. Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 9 là hiện tượng hàu hết phụ nữ mang bầu đều gặp phải thông thường những cơn đau không có gì nguy hiểm trừ một số trường hợp chúng tôi đã nêu trên tuy nhiên những trường hợp này khá ít xảy ra nên các mẹ không cần lo lắng quá.

Ngoài ra nên chú ý đến những hiện tượng khác khi mang thai tháng thứ 9 như: bà bầu bị phù chân, thường xuyên bị chuột rút, cảm cúm…. và rất nhiều điều cần quan tâm khác để chăm sóc sản phụ được tốt hơn như: chế độ dinh dưỡng, nên ăn gì và không nên ăn gì, chế độ nghỉ ngơi…. Bạn có thể tham khảo các thông tin này tại:  Mang thai tháng thứ 9 .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *