Mang thai tháng cuối mẹ bầu cần lưu ý rất nhiều điều từ sự phát triển của thai nhi, những triệu chứng thay đổi của cơ thể, và sau đó là những kiến thức để chuẩn bị cho thời kỳ “vượt cạn” sinh em bé, làm sao để đối phó với cơn đau đẻ. Sau khi sinh chăm sóc bé như thế nào? Cần chuẩn bị những thứ gì cho em bé? Sau đây mangthaiantoan.com sẽ tổng hợp đầy đủ những điều cần biết khi mang thai tháng thứ 9 cho các mẹ bầu.
Tổng hợp những điều cần biết khi mang thai tháng thứ 9
Chế độ dinh dưỡng: nên ăn gì và không nên ăn gì?
- Bà bầu mang thai tháng thứ 9 cần biết không nên ăn quá mặn, ăn nhạt để tránh gây ra bệnh cao huyết áp, chuyên gia khuyến khích nên dùng dầu thực vật để chế biến các món ăn.
- Bổ sung các loại Vitamin cần thiết: Vitamin A giúp tăng sức đề kháng cho thai phụ có nhiều trong hoa quả ,rau xanh. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn có trong sữa bột, gan, tôm, canh cá, canh đầu cá, các chế phẩm đậu phụ. Vitamin B2 như: các loại gan, lòng đỏ trứng, mộc nhĩ đen, cải tía, rong biển, chế phẩm từ đậu, cải xanh. Vitamin C (rau, trái cây), vitamin B11 (cam, táo, rau lá xanh). Vitamin E (bắp, rau lá xanh, bông cải, các loại ngũ cốc, hạch đào, cà chua,…)
- Cần cung cấp lòng trắng trứng trong suốt quá trình mang thai đặc biệt là ở giai đoạn mang thai tháng thứ 9.
Thực phẩm tốt cho bà bầu tháng thứ 9
- Một trong những diều cần biết khi mang thai tháng thứ 9 là mỗi ngày thai phụ nên uống nhiều hơn 2 lít nước, nhưng chú ý mỗi lần uống ít và uống nhiều lần, không nên uống quá nhiều nước trong 1 lúc. Không nên uống nước sau 8 giờ tối để tránh đi tiểu nhiều lần ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Các triệu chứng khi mang thai tháng thứ 9.
- Phù chân: 75% bà bầu đều bị phù chân khi mang thai , hiện tượng này rất là bình thường nên không cần phải lo lắng. nguyên nhân gây phù chân là do tháng thứ 9 bé đã rất lớn chiếm hết diện tích trong ổ bụng gây áp lục xuống tĩnh mạch. Cách khắc phục là thường xuyên thay đổi tư thế đi đứng, luyện tập thể dục nhẹ mỗi ngày, ngâm chân trong nước nóng….
- Mang thai tháng thứ 9 chưa có sữa non: các mẹ bầu không nên bận tâm vể việc có sữa non hay không có nhiều hay ít vì nó không ảnh hưởng đến lượng sữa cho bé sau sinh. Khi có sữa non thì nên lưu ý vệ sinh bầu ngực thường xuyên sạch sẽ, chon áo ngục phù hợp thoải mái, không quá chật, không nên nặn sữa non.
- Mất ngủ nguyên nhân chủ yếu là do thay đổi nội tiết tố trong quá trình các mẹ bầu nên chú ý khắc phục bằng cách: chú ý đến tư thế ngủ thai phụ nên nằm nghiêng bên trái kê gối hoặc khăn ở bụng để giảm áp lực, kê gối cao đầu tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Nên hạn chế uống nước sau 20h, tập thể dục và ăn uống điều độ.
- Đau bụng dưới khi mang thai một trong những điều cần biết khi mang thai tháng thứ 9 đây là hiện tượng mẹ bầu phải gặp cần nhân biết đâu là các cơn đau bình thường và đâu là những cơn đau đẻ. Trước tuần 37 những cơn đau thường xuyên với tần suất 10 phút một lần kèm theo đau bụng, ra máu thì cần đến gặp bác sĩ ngay.
Những tiệu chứng khó chịu khi mang thai tháng thứ 9
Bụng cứng khi mang thai tháng thứ 9 có phải sắp sinh không?
Theo dõi sức khỏe của thai nhi: bắt đầu từ tuần 28-36 tốt nhất thai phụ nên đi khám thai 2 tuần 1 lần và sau tuần 36 có thể 1 tuần 1 lần để theo dõi tình trạng phát triển của bé thường xuyên.
Tham gia nhiều lớp học tiền sản hoặc tham khảo những kiến thức khi mang thai tháng thứ 9 tại các trang web về mẹ và bé có uy tín đề biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân và bé yêu của bạn.
Luyện tập nhẹ nhàng với các bài tập giãn cơ: luyện tập nhẹ giúp các cơ giãn ra giúp tăng tuần hoàn máu, thư giãn ngủ ngon rất tốt cho quá trình sinh nở của mẹ bầu.
- Nằm nghiêng sang một bên, lưng thẳng. Bạn có thể nâng đỡ đầu và cổ bằng một cái gối.Hơi gập cong chân lại, để phần bên hông của bạn hướng thẳng lên trên.
- Để tránh bị lăn ngược người trở lại, bạn có thể đặt một cánh tay dưới tì lên sàn phía trước mặt của bạn.
- Ở tư thế này này, hãy nhắm mắt lại và hít thở chậm rãi và tự nhiên động tác hít thở tác động đến cơ mặt, vai, xương sườn, bụng và ngón tay chân.
Như chúng ta thấy có rất nhiều điều cần chú ý khi mang thai tháng thứ 9 mà bà bầu nên biết. đây là giai đoạn có rất nhiều thay đổi của cơ thể mẹ và bé, sự thay đổi nhanh chóng đó khiến cơ thể mẹ khó mà thích nghi kịp dẫn đến nhiều triệu chứng gây khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe. Nắm vững những kiến thức cần biết cho thai phụ khi mang thai tháng thứ 9 sẽ phần nào ngăn ngừa, khắc phục các triệu chứng, giúp bà bầu dễ chịu hơn, bớt hoang mang và lo lắng. Các mẹ xem cụ thể, đầy đủ những điều cần biết khi mang thai tháng thứ 9 tại: Kiến thức mang thai tháng thứ 9