Mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng có phải dấu hiệu sinh non?

Mang thai tháng thứ 8 chưa nên tháng sinh nhưng bụng bị căng cứng khiến cho các mẹ bầu cảm thấy vô cùng lo lắng sợ bị sinh non hoặc đang bị một vấn đề nghiêm trọng nào đó. Thật ra mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng là hết sức bình thường không có gì đáng lo ngại cả, bụng căng cứng không có nghĩa là sắp sinh nên mẹ đàu cứ an tâm đừng nên hoảng sợ nhé.

Từ tuần thứ 12 trở đi những cơn gò cứng bụng đã bắt đầu xuất hiện và xuất hiện thường xuyên hơn từ tháng thứ 4. Những cơn gò cứng bụng này là khá phổ biến đa số bà bầu đều không thể tránh khỏi nó không phải là dấu hiệu sinh non như nhiều bà mẹ vẫn suy nghĩ.

Trong giai đoạn mang thai sản phụ có rất nhiều thay đổi về cả tinh thần và thể chất nên những  sự khác thường trong cơ thể là rất bình thường không có gì lắng. Mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng cũng vậy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến gò cứng bụng và nó xuất phát từ những thay đổi tự nhiên khi phụ nữ mang thai. Trừ một số trường hợp nguy hiểm như kèm theo dấu hiệu  đau lưng chảy máu âm đạo thì nên tìm đến các trung tâm y tế ngay lập tức.

Tháng thứ 8 bụng mẹ bầu khá lớn

Tại sao khi mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng?

  • Khung xương thai nhi phát triển: bắt đầu từ tháng thứ 4 khung xương của bé bắt đầu phát triển và kể cả chiều dài. Đây là nguyên nhân khiến cho bụng mẹ bầu gò cứng dễ hiểu nhất
  • Tử cung giãn nở bị áp lực: 3 tháng đầu thai nhi còn bé nên không ảnh hưởng nhiều đến thai phụ. Đến quý thứ 2 trẻ phát triển rất nhanh tử cung giãn nở để đảm bảo không gian cho bé chèn ép lên các cơ quan như trực tràng, bàng quang , khoang chậu làm cho bụng mẹ bầu gò cứng.
  • Cảm xúc của thai phụ: tâm trạng cũng ảnh hưởng đến hiện tượng mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng. Theo các chuyên gia thì những mẹ bầu thường căng thẳng, lo lắng sẽ thường xuyên xuất hiện các con gò cứng bụng. Nên tạo tâm lý thoải mái để giảm bớt hiện tượng này.
  • Táo bón: táo bón cũng là một nguyên nhân gây ra gò cứng bụng khi mang thai tháng thứ 8. Chế độ dinh dưỡng nghèo nàng không khoa học sẽ khiến bà bầu dễ bị táo bón. Trong tháng 8, giai đoạn cận kề sinh thì chế độ dinh dưỡng rất quan trọng, nên cho bà bầu an nhiều rau xanh và các loại hoa quả để chống táo bón.

Khó thở khi mang thai tháng thứ 8

 

Mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng không phải là dấu hiệu sinh non?

Những hiện tượng trên là rất thường gặp ở các mẹ bầu cho nên mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng không có gì là nguy hiểm cũng không phải là dấu hiệu sinh non như nhiều bà mẹ vẫn hay lầm tưởng. Tuy nhiên có một số trường hợp cần phải biết và lưu ý đến.

  • Những cơn gò bụng xuất hiện thường xuyên  khoảng 5-10 phút 1 lần được gọi là cơn dọa sinh non kèm theo ra máu và đau bụng thì nên đi khám bác sĩ .

  • Không nên sờ bụng, xoa bụng hay xoa ngực vì nhửng hành động này có thể kích thích cơn tử cung dẫn đến sinh non
  • Âm đạo có nhớt và dịch nhầy cũng khi chưa đến ngày dự sinh là dấu hiệu nhận biết sinh non.
  • Những trường hợp nguy cơ sinh non cao như : cổ tử cung bị hở bẩm sinh, từng nạo phá thai nhiều lần, té ngã và những tác động mạnh từ bên ngoài.

Không nên xoa bụng và đầu ngực để tránh sinh non

Sự phát triển nhanh của khung xương bé trong tháng thứ 8, sự giãn nở của tử cung để thích nghi với kích thước của thai nhi, tâm trạng lo lắng của mẹ bầu trong tháng này chính là những nguyên nhân làm cho các mẹ bị gò cứng bụng, những thay đổi này rất tự nhiên và bình thường không cần lo lắng. Những trường hợp nguy hiểm rất hiếm khi xảy ra nhưng cũng cần phải lưu ý.

Mangthaiantoan.com tổng hợp những kiến thức cho mẹ cụ thể trong từng giai đoạn, từng tháng. Các mẹ tham khảo thông tin khi mang thai tháng 8 tại: Mang thai tháng thứ 8 để nắm vững những kiến thức trong giai đoạn mang thai này nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *