Cơ thể bà bầu mang thai tháng thứ 9 thường có rất nhiều thai đổi. vì thế thai phụ cần tìm hiểu rõ các hiện tượng này tránh hoang mang, cũng như nhận biết được đâu là những thay đổi bình thường đâu là hiện tượng bất thường có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Mang thai tháng 9 là giai đoạn cực kỳ quan trọng cần chuẩn bị thật kỹ càng cho thời điểm sinh em bé để em bé ra đời với sức khỏe tốt nhất và mẹ bầu nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau sinh.
Bà bầu mang thai tháng thứ 9 rất quan trọng
Những thay đổi trong cơ thể bà bầu mang thai tháng thứ 9
-
Bụng ngay càng to hơn, cơ thể năng nề chậm chạp rất dễ mệt mỏi. chiều cao của đáy tử cung từ 30-32cm, ở giai đoạn này cổ tử cung rất là nhạy cảm gây ra hiện tượng bà bầu luôn có cảm giác bụng căng chướng.
-
Xuất hiện dịch nhầy: Trước thời điểm sinh khoảng 1 tuần cổ tử cung bắt đầu quá trình giãn nở thai phụ sẽ thấy bông nút nhầy ở cổ tử cung với dịch nhầy có màu trắng lẫn màu đỏ. Đây là hiện tượng binh thường cơ thể chuẩn bị cho quá trình sinh nở nên mẹ bầu không nên lo lắng.
- Ở những tuần cuối thai nhi tuột sâu xuống phía dưới xương chậu nên mẹ bầu thường cảm thấy nặng nề hơn ở khung xương chậu. Áp lực lên bàng quang nên các mẹ sẽ đi tiểu nhiều hơn. Mặt khác điều này lại làm cho các mẹ dễ chịu hơn vì thai nhi không còn áp lực lên phổi nữa các mẹ sẽ dễ thở hơn.
- Buồn nôn, tiêu chảy cũng là một trong những dấu hiệu sắp sinh nở khi bà bầu mang thai tháng thứ 9.
- Bà bầu tháng thứ 9 quan trọng nhất là phải nhận biết được đâu là những cơn đau đẻ thật. cơn đau đẻ thật kéo dài mỗi lần 60 đến 90 giây , mật độ thường xuyên từ 10 đến 15 phút 1 lần. Khi nhận thấy các cơn đau như thế thì mẹ nên chuẩn bị tinh thần chào đón em bé nhé.
- Vỡ ối: vỡ ối là dấu hiệu sinh con rõ ràng và chính xác nhất, khi đã vỡ ối đồng nghĩa với việc em bé sẽ ra đời trong vòng vài giờ tới, khi vỡ ối nên chú ý đến cơ sỡ y tế càng nhanh càng tốt vì có nguy cơ bị nhiễm trùng.
Mang thai tháng thứ 9 nên làm gì
Những lưu ý cho bầu mang thai tháng thứ 9
- Ở thời điểm này các mẹ nên gác hết mọi lo lắng, buốn phiền sang một bên, tạo tâm lý thoải mái nhẹ nhàng bằng những suy nghĩ tích cực, tránh căng thẳng strees vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, nghỉ nhơi điều độ hợp lý.
- Đi bộ vận động nhẹ hàng ngày từ 20 đến 30 phút. Vận động ở những nơi thoáng mát, không khí trong lành, có nhiều cây xanh. Kiêng cử các hoạt động nặng, các động tác gây ép bụng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
- Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu: Nên ăn những thực phẩm có khối lượng nhỏ nhưng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, mỗi lần không nên ăn quá no. Không nên ăn mặn dễ gây nên các chứng bệnh cao huyết áp. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như: vitamin A, C, chất sắt, canxi ….. tham khảo thêm các bà bầu tháng 9 cần bổ sung thực phẩm gì tại : Mang thai tháng thứ 9
- Không nên quan hệ tinh dục khi bà bầu mang thai tháng thứ 9 trong khi quan hệ gây tác động đến thai nhi, tinh dịch cũng có chứa prostaglandin có thể gây co thắt từ cung dẫn đến sinh non hoặc thậm chí nặng nhất có thể xảy thai
- Chú ý đến các hiện tượng thường gặp trong quá trình mang thai tháng cuối như chuột rút, phù chân, đau lưng…..
Bà bầu mang thai tháng thứ 9 cần được chăm sóc chu đáo
Bà bầu mang thai tháng thứ 9 cần trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức ở giai đoạn sắp sinh để không phải hoang mang lo lắng khi thấy cơ thể có quá nhiều thay đổi. Nhận biết được đâu là những thay đổi bình thường đâu là triệu chứng lạ. Bên cạnh đó phải biết những lưu ý về chế độ dinh dưỡng, nghĩ ngơi, những bệnh thường gặp khi mang thay tháng 9 để biết cách phòng tránh và khắc phục hiệu quả nhất.
Mang thai tháng thứ 9 chưa có sữa non hải làm sao?