Nhiều mẹ bầu nghĩ rằng cảm cúm khi mang thai tháng thứ 7 không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thai nhi, nó chỉ nghiêm trọng khi mẹ bầu bị cảm cúm ở những tháng đầu tiên. Trên thực tế thì thai phụ bị cảm trong tháng thứ 7 cũng có thể dẫn đến nhiều trường hơp đáng tiếc như sinh non, hay sảy thai. Vậy các mẹ bầu bị cảm khi mang thai tháng thứ 7 cần phải làm gì?
Thông thường bệnh thường gặp khi mang thai không gây nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi, đó chỉ là ảnh hưởng của sự thay đổi của mẹ bầu. Tuy nhiên cảm cúm là trường hợp khá là nguy hiểm, đặc biệt là ở 3 tháng đầu tiên. Lúc này nếu mẹ bầu mắc cảm cúm sẽ tạo nên những cơn co thắt tim ở thai nhi thông qua dây rốn điều này rất nguy hiểm có thể làm cho bé mắc bệnh tim bẩm sinh.
Tuy nhiên cảm cúm khi mang thai tháng thứ 7 cũng tìm ẩn nhiều rủi ro, cảm nặng có thể dẫn đến mẹ bầu sinh non và nguy hiểm nhất cẫn là nguy cơ sẩy thai,thai lưu. Phụ nữ khi mang thai hệ miễn dịch yếu hơn người bình thường vì thế các mẹ cần phải cẩn thận bảo vệ sức khỏe của mình. Cảm cúm khi mang thai tháng thứ 7 có 2 mức độ nặng và nhẹ, tùy theo mức độ mà mẹ bầu có cách xử lý thích hợp và kịp thời.
Cảm cúm khi mang thai tháng thứ mẹ bầu nên cẩn thận
Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 7
- Cảm cúm ở mức độ nhẹ có những dấu hiệu như: nghẹt mủi, sổ mủi, ho thì không có gì nguy hiểm cần nghĩ ngơi nhiều và bổ sung nhiều vitamin C, tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ. Lưu ý là không nên tự ý dùng thuốc trị cảm vì các loại thuốc này có thể gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
- Cảm cúm nặng làm cho mẹ bầu bị sốt cao hơn 40 độ và kéo dài trên 2 ngày. Sốt năng rất nguy hiểm có thể tạo nên những cơn co thắt âm đạo dẫn đến sinh non, thai chết lưu. Cần đưa đến cơ sở y tế ngay để chữa trị kịp thời.
Vậy cảm cúm khi mang thai tháng thứ 7 mẹ bầu phải làm gì?
Khi bị cảm cúm điều đầu tiên làm đó chính là đến gặp bác sĩ. Chỉ có bác sĩ mới chuẩn đoán chính xác tình trạng và cho các mẹ những lời khuyên tốt nhất. tùy theo mức độ ảnh hưởng của thai nhi mà bác sĩ có các biện pháp điều trị và đơn thuốc phù hợp.
Các mẹ tuyệt đối không nên tự ý dùng các loại thuốc cảm tại những hiệu thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sĩ, thuốc cảm có thể dẫn đến những tạc dụng không mong muốn cho thai nhi như nhiễm độc, dị tật, sảy thai…
- Những loại thuốc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi mẹ cần cẩn trong đó là:
- Thuốc chống vi rút như Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel: Có thể gây ra các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh.
- Aspirin: Có thể gây chảy máu thai nhi.
- Tiêu đờm guaifenesin và ức chế ho dextromethorphan: Đây là những chất thường thấy trong si-rô thuốc chống cúm, cảm lạnh và ho. Chúng có liên quan đến các biến chứng khi mang thai.
Một số cách để hỗ trợ giảm triệu chứng cảm cúm cho các mẹ
Bổ sung vitamin C khi bị cảm cúm
-
Cảm cúm khi mang thai tháng thứ 7 thai phụ nên bổ sung nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng, chống lại các virus gây cảm cúm giúp mẹ bầu bình phục nhanh hơn. Vitamin C có nhiều trong cam, quyết, chanh…..và nhiều loại trái cây khác.
- Nhỏ mũi bằng nước tỏi ngâm, súc miệng bằng nước muối ấm kết hợp với chườm ấm cơ thể. Các mẹ cũng nên áp dụng cách hơ nóng một nhúm ngải cứu và chườm lên vùng sóng mũi để giảm nghẹt hoặc sổ mũi.
- Sử dụng nhiều lá tía tô để nấu nước uống hoặc dùng chung với cháo trứng gà nóng cùng với nhiều tiêu và hành lá.
- Tía tô, kinh giới và cam thảo dùng chung nấu nước uống với tỉ lệ 1:1:2.
- Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc tốt nhất tránh tiếp xúc với nơi đông người vì ở nơi công cộng mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị nhiễm virus cúm.
- Hạn chế sử dụng máy điều hòa, giữ độ ẩm trong phòng từ 40% đến 45%.
- Giữ ấm cho cơ thể, tránh bị nhiễ nước , mắc mưa ….
- Vận động nhẹ thường xuyên mỗi ngày cũng giúp cho các mẹ bầu phòng chống được cảm cúm hiệu quả, vận động luyện tập thể dục giúp máu tuần hoàn tốt, thư giãn, đề kháng tốt. Các mẹ nên dành mỗi ngày 15 đến 30 phút để vận động.
Cảm cúm khi mang thai tháng thứ 7 có thể ảnh hưởng đến thai nhi cho nên các mẹ không được lơ là và xem thường căn bệnh này. Khi mẹ bầu mắc bệnh cảm tốt nhất là nên đến khám bác sĩ để có giải pháp tốt nhất chữa trị. Các mẹ có thể xem thêm những thông tin liên quan về mẹ bầu tháng thứ 7 tại: https://mangthaiantoan.com/mang-thai/mang-thai-thang-thu-7